Note lại những món ăn dặm ngon, dinh dưỡng cho bé 5 – 6 tháng tuổi

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 49 Second

Bé từ 5 – 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm nên các mẹ luôn quan tâm đến một thực đơn vừa phù hợp với hệ tiêu hóa của bé vừa cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Bắt đầu chuyển sang thức ăn đặc là một cột mốc quan trọng đối với cả mẹ và bé. Sau 6 tháng bú mẹ, trẻ sẽ bắt đầu được tiếp xúc với nhiều loại thức ăn bổ dưỡng. Cùng học ngay cách chế biến những món ăn bổ dưỡng và rất tốt cho bé ăn dặm nhé!

Những món ăn dặm ngon, dinh dưỡng cho bé

Những món ăn dặm ngon, dinh dưỡng cho bé
Món ăn dặm ngon, dinh dưỡng cho bé

Cho bé ăn lê

Lê rất giàu vitamin C, vitamin A, magiê, canxi và nhiều dinh dưỡng khác. Từ 5 – 6 tháng tuổi, bé nhà bạn có thể ăn loại trái cây này, nhưng bạn cần biết cách chế biến chúng phù hợp cho trẻ.Cách làm: Gọt vỏ quả lê, sau đó cắt lê ra thành những miếng nhỏ, bỏ hạt và bỏ lõi cứng. Hấp các miếng lê cho đến khi thịt quả lê mềm thì cho lê vào máy xay để nghiền nát. Cuối cùng, múc lê đã nghiền ra bát, để lê nguội bớt và dùng thìa bón lê cho bé ăn.

Cho bé ăn khoai lang

Khoai lang là nguồn vitamin A, vitamin C và sắt tuyệt vời. Ngoài các chất dinh dưỡng trên, khoai lang còn chứa các chất khoáng như canxi, magiê và kali rất cần thiết cho trẻ nhỏ.Cách làm: Gọt vỏ khoai và cắt thành các miếng nhỏ. Rửa khoai đã cắt miếng sạch cho hết nhựa mủ, đổ khoai vào nồi, cho thêm nước và đun cho đến khi khoai mềm. Vớt khoai ra và dùng thìa dầm nhuyễn khoai sau đó thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức và trộn đều, để khoai nguội bớt và dùng thìa xúc khoai cho bé ăn.

Bơ được coi là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe nhất dành cho trẻ nhỏ. Loại quả này có chứa axit béo và rất nhiều các dưỡng chất khác cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ như vitamin A, vitamin C, sắt, niacin, kali, canxi, sắt… Quả bơ cũng rất dễ tiêu hóa bởi vì chúng mềm mịn giống như kem khi được dằm nhuyễn.Cách làm: Bóc vỏ một quả bơ chín, lấy thịt bơ và cắt nhỏ bỏ vào một chiếc bát. Dùng thìa dằm nhuyễn thịt bơ sao cho bơ mềm mịn dưới dạng kem. Thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để bơ loãng hơn và trẻ dễ ăn hơn.

>>> Xem thêm chuyên mục món ăn dinh dưỡng

Quả chuối

Giống như quả bơ, chuối cũng rất tốt cho trẻ sơ sinh từ 5 – 6 tháng tuổi trở đi. Chuối dễ tiêu hóa và cũng rất dễ chế biến. Chuối chứa rất nhiều dưỡng chất như canxi, kali, phốt pho, selen, vitamin A, vitamin C… và là thực phẩm lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách làm: Bóc vỏ chuối, dùng dao cắt chuối thành những lát nhỏ và cho vào máy xay để nghiền. Hoặc bạn cũng có thể dằm chuối bằng thìa trong một chiếc bát. Sau đó để chuối vào trong lò vi sóng khoảng 25 giây để làm mềm chuối trước khi dằm chuối. Tiếp đó, cho thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào chuối. Đảo đều chuối với sữa và cho trẻ ăn khi chuối còn ấm.

Gạo lứt

Gạo lứt hay gạo nâu là một loại ngũ cốc cung cấp rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu như magiê, kali, mangan, selen, phốt pho, và vitamin nhóm B.Cách làm:Trộn ¼ bột gạo lứt với 1 cốc sữa. Đun sữa và thêm bột gạo, chú ý đảo đều để bột không vón cục. Đun nhỏ lửa và thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để bột gạo sệt vừa phải. Chờ bột nguội, múc bột ra bát và dùng thìa múc bột cho trẻ ăn.

Lưu ý khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm

Lưu ý khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm
Những lưu ý khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm
  • Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn
  • Bắt đầu chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê
  • Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để từ đó nhận biết được khẩu vị của bé
  • Khi giới thiệu một loại đồ ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3-4 ngày
  • Trong quá trình cho bé ăn, mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
  • Trong thời điểm này, mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của con. Lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.
  • Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.
  • Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

65 + = 75