Làm thế nào giúp trẻ biếng ăn ở lứa tuổi chập chững biết đi?

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 46 Second

Trẻ em rất dễ bị biếng ăn nếu như trong các bữa ăn không đáp ứng đủ các nhu cầu cần thiết cũng như các hương vị giúp trẻ có thể kích thích vị giác và yêu thích ăn uống hơn. Trẻ đến tuổi chập chững biết đi thường dễ biếng ăn vì thế chăm sóc dinh dưỡng trong mọi bữa ăn của trẻ là rất cần thiết, hãy cùng eilsan.com theo dõi trong bài viết dưới đây để chúng ta có thể tìm hiểu và có biện pháp chăm sóc cho trẻ biếng ăn ở lứa tuổi biết đi thật phù hợp nhất nhé.

Nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn là gì?

Biếng ăn ở trẻ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Như suy dinh dưỡng, bị chậm phát triển, dễ mắc các bệnh mãn tính, tư duy trí tuệ bị kém so với bạn bè cùng tuổi… Vậy mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn để phòng tránh những hậu quả trên? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến mẹ 6 cách giúp trẻ hết biếng ăn nhanh chóng.

Nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn
Nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn

Hầu hết các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi từ 1 – 5. Khi đến khám bệnh đều có chung một câu hỏi: “Bác sĩ ơi, cháu nó ăn ít quá, có cách nào để cháu chịu ăn hay không?”. Bất cứ những ai đã từng làm mẹ đều trải qua nỗi khổ tâm. Như lời bộc bạch của bà mẹ sau : “Tôi đút mãi mà nó không chịu ăn, cứ lừa cơm ra ngoài. Nhiều khi bực quá tôi đánh cho vài roi. Đánh con xong rồi thì lại thấy xót”

Ở khoảng từ 1 – 5 tuổi, trẻ lười ăn là bình thường. Lười ăn có thể được thể hiện qua việc trẻ ăn ít hơn. Không cảm thấy đói hoặc không thèm ăn gì cả trừ khi bạn “đích thân ra tay” bằng cách đút trọn từng muỗng.

Tại sao lại có tình trạng như vậy?

Từ 1 – 5 tuổi, đa số trẻ chỉ tăng khoảng trên dưới 2 kg mỗi năm. So với 12 tháng đầu đời cân nặng của trẻ có thể tăng khoảng gần 7 kg. Và có khi 3 hoặc 4 tháng không thấy trẻ lên cân. Điều này có thể làm cho bà mẹ lo lắng. Nhưng hãy nhớ rằng ở độ tuổi này tốc độ phát triển của trẻ. Sẽ chậm hơn trong năm đầu, trẻ cần ít năng lượng hơn và cũng biếng ăn hơn. Tình trạng này y khoa gọi là chứng chán ăn sinh lý. Việc đứa trẻ ăn bao nhiêu là đủ sẽ được kiểm soát. Bởi trung tâm thèm ăn trên não bộ và tự bản thân đứa bé sẽ ăn theo nhu cầu năng lượng cần thiết.

Bên cạnh ngồi ăn chung cùng các thành viên trong gia đình. Bố mẹ hãy để bé tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bóc (đối với bé nhỏ) và hướng dẫn bé dùng muỗng, nĩa (với các bé lớn). Khi bé tự ăn, bố mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi. Nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.

Khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú
Khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú

Như vậy chứng lười ăn ở độ tuổi này không phải là bệnh lý và không cần điều trị gì cả. Tuy nhiên, bạn không nên lơ là cảnh giác mà nên đưa con đi khám bệnh khi trẻ có kèm theo một trong những dấu hiệu sau:

  • Trẻ sụt cân
  • Không tăng cân trong vòng 6 tháng
  • Có những triệu chứng bệnh kèm theo như tiêu chảy, sốt, nôn ói…

Vậy chúng ta có thể làm gì trước tình trạng này?

Không hẳn là người lớn chúng ta “bó tay” trong việc chăm lo bữa ăn cho con trẻ. Vẫn có một số cách mà các bà mẹ có thể áp dụng như sau:

  • Cho đứa trẻ tự quyết định chúng sẽ ăn bao nhiêu. Trong bữa ăn: Hầu hết các bé sẽ ăn đủ so với nhu cầu thực sự của chúng. Dưới sự điều khiển của trung tâm thèm ăn trên não bộ. “Nhiệm vụ tối cao” của bạn là hãy chuẩn bị cho bé một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất
  • Nguyên nhân thông thường nhất khiến trẻ “không biết đói” là do chúng đã ăn vặt. Trước đó quá nhiều. Bạn cần kiểm soát việc ăn quà vặt của bé để đảm bảo rằng bé ngồi vào bàn ăn với một “chiếc bao tử trống”. Cho trẻ uống nước khi bé khát giữa bữa ăn. Nhưng giới hạn lượng nước trái cây uống vào dưới 200 ml mỗi ngày.
  • Không nên đút cho trẻ ăn nếu như trẻ có thể tự ăn một mình. Từ 12 đến 15 tháng tuổi thường trẻ có thể tự dùng muỗng để ăn.
  • Cho trẻ uống dưới 500 ml sữa mỗi ngày: Thực chất năng lượng chứa trong sữa cũng tương tự như trong thức ăn đặc. Uống nhiều sữa và nước trái cây cũng là một nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn.
  • Trẻ thường có khuynh hướng ăn kém hơn nếu thấy trước mặt một bữa ăn “thừa mứa”: Cho một ít thức ăn vào một chiếc đĩa lớn sẽ giúp bé cảm thấy thích thú “hoàn thành nhiệm vụ” hơn.
  • Cho vào khẩu phần ăn hằng ngày một lượng vitamin cần thiết và không nên để bữa ăn kéo dài hàng giờ đồng hồ.
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

37 + = 38