Nước ngọt và những tác hại của nó gây ra đối với cơ thể

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 32 Second

Khi được hỏi uống nhiều nước ngọt có tốt không? Nhiều người không ngần ngại trả lời ngay là “không”. Nhưng do thói quen uống nước ngọt có ga để giải cơn khát khi “nổi cơn điên” hoặc khi ăn kèm với đồ chiên rán nên một ly nước ngọt cũng khiến bữa ăn trở nên “tuyệt vời”. Tuy nhiên, thói quen này sẽ gây ra rất nhiều căn bệnh có hại cho sức khỏe như tiểu đường, béo phì,… nếu bạn không biết cách kiểm soát lượng nước ngọt mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày.

Uống nước ngọt nhiều gây ra những tác hại gì?

Bệnh béo phì

Các loại nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga thường chứa chất fructose, đây là chất khi vào trong cơ thể không cần có insulin cũng chuyển hóa thành mỡ thừa, dễ gây béo phì.

Bệnh béo phì
Uống nước ngọt gây bệnh béo phì

Ngoài ra, những loại nước ngọt có ga cũng giống như nhiều loại đồ uống có chữa chất cồn như rượu, bia. Vì chúng chứa nhiều ga và calo. Nếu cơ thể bạn tiêu thụ quá nhiều sẽ dẫn tới đầy hơi, khó tiêu. Tăng lượng mỡ thừa và có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tăng huyết áp,..

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Việc tiêu thụ nước ngọt khiến hàm lượng đường có trong các loại nước ngọt này dư thừa. Khiến tuyến tụy phải tạo ra ngày càng nhiều insulin để xử lý.

Vì vai trò chính của insulin là “hướng dẫn” đường glucose từ máu vào tế bào một cách chính xác nhất. Nếu lượng đường dư thừa quá nhiều sẽ xảy ra tình trạng kháng insulin. Gây rối loạn chuyển hóa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Và nhiều bệnh khác

Ngoài ra uống nước ngọt nhiều còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ, bệnh thận, bệnh gout, bệnh loãng xương. Do có chứa axit phosphoric và lượng phosphate cao,… Hơn nữa việc uống nhiều nước ngọt sẽ khiến cơ thể dễ đầy bụng; khó tiêu dễ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, lâu ngày gây chán ăn.

Kết quả khi uống 1 lon nước ngọt

10 phút đầu tiên: 10 thìa đường đã đi vào cơ thể bạn (lượng đường khuyến cáo sử dụng cho một ngày).

20 phút: Nồng độ đường trong máu đạt đỉnh, đây là nguyên nhân giải phóng insulin ồ ạt. Gan bắt đầu chuyển hóa đường thành chất béo.

Ở động vật hay ít nhất là ở chuột phòng thí nghiệm, nếu fructose vào gan với hàm lượng và tốc độ đầy đủ. Gan sẽ chuyển hóa nó fructose thành chất béo. Điều này gây ra sự đề kháng insulin, hiện nay đây là vấn đề cơ bản cho chứng béo phì; đái tháo đường tuýp 2. Và các vấn đề tim mạch thường gặp ở những người béo phì và thừa cân.

40 phút: Quá trình hấp thu caffeine hoàn tất. Đồng tử giãn, huyết áp tăng, tinh thần tỉnh táo.

45 phút: Cơ thể tăng sản xuất dopamine kích thích vùng trung tâm thoải mái của não bộ như cách mà heroin tác động. Caffein có tác dụng giải lo âu và tâm thần mạnh.

Sau 60 phút: Axit phosphoric liên kết với canxi, magie và kẽm ở ruột non làm gia tăng sự trao đổi chất. Kết hợp với mức đường cao trong máu làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu.

Tính chất lợi tiểu của caffeine được thể hiện. Điều này có nghĩa là bạn sẽ thải ra ngoài canxi, magie; kẽm, muối, chất điện giải và nước. Tổng lượng ure, canxi, magie, natri, clorua, kali và creatinine tăng lên trong hai giờ sau khi caffeine được tiêu hóa.

Khi cảm giác thăng hoa mất đi, bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì thiếu đường. Bạn trở nên cáu kỉnh và/hoặc chậm chạp. Bạn sẽ thải ra ngoài hết lượng nước ngọt uống vào. Đi kèm với đó là những chất dinh dưỡng đáng giá mà cơ thể có thể sử dụng cho xương, răng…

Vậy uống nước ngọt như thế nào để không gây hại cho sức khỏe

Nếu bạn có thói quen mỗi ngày uống một lon nước ngọt thì hãy bỏ ngay thói quen đó. Vì việc tiêu thụ nước ngọt mỗi ngày sẽ khiến bạn rất dễ mắc phải các bệnh lý đã nêu trên.

Không uống quá nhiều nước ngọt trong thời gian ngắn
Không uống quá nhiều nước ngọt trong thời gian ngắn

Để đảm bảo sức khỏe khi uống nước ngọt, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Không uống quá nhiều nước ngọt trong thời gian ngắn. Mỗi ngày bạn không nên uống 1 lon hoặc 1 chai nước ngọt.

– Những người mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp… thì không nên uống nước ngọt.

– Không uống nước ngọt thay cho nước lọc. Bạn nên uống nhiều nước lọc và thỉnh thoảng mới uống nước ngọt để đổi khẩu vị.

– Không uống nước ngọt trước hoặc sau khi ăn. Không uống nước ngọt vào lúc đói và không uống nước ngọt vào ban đêm để tránh gây hại cho sức khỏe.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

42 − 36 =